Những tấm lòng vàng 6.1.2023
Tiếng súng vang lên giữa một vùng nông thôn Nhật Bản. Một con gấu nằm gục trong lồng.Gấu đang tiến gần hơn đến nhà dân và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Việc giữ an toàn cho người dân thị trấn được đặt trên vai một nhóm thợ săn lớn tuổi, như ông Haruo Ikegami, người năm nay đã 75 tuổi.Từng là những thợ săn mạnh mẽ băng rừng, lùng sục trong những lùm cây rậm rạp để săn gấu, nhưng những thợ săn như ông Ikegami giờ đã lớn tuổi và số lượng cũng giảm đi rất nhiều. Dân số Nhật Bản đang già đi và giảm dần. Tính đến năm 2020, khoảng 60% người có giấy phép sử dụng súng, như ông Ikegami, đều đã trên 60 tuổi. Và tại những khu vực có gấu đi lại, một số cư dân tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi những người thợ săn này không còn làm được công việc của mình nữa.Chính quyền địa phương cho biết giới chức đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề gấu.Theo đó, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết có trợ cấp cho chính quyền địa phương để đào tạo cán bộ và tiến hành diễn tập ứng phó với gấu.Nhưng theo những người thợ săn, các quan chức, người dân và chuyên gia mà Reuters phỏng vấn, sự phụ thuộc của nước Nhật Bản vào những thợ săn gấu có thể sẽ không còn được đảm bảo.Các chuyên gia cho biết môi trường sống của cả gấu đen và gấu nâu đều đang mở rộng, một phần là do tình trạng suy giảm dân số ở các vùng nông thôn. Một số người tin rằng điều này - cùng với việc đất nông nghiệp ít được canh tác - có thể khiến loài gấu trở nên táo bạo hơn.Hơn nữa, gấu cũng nuôi con gần khu định cư của con người hơn, khiến chúng bớt sợ con người hơn trước.Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm gia tăng các vụ va chạm giữa người và gấu. Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3.2024, có 219 người đã bị tấn công. Trong đó, 6 người thiệt mạng.Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, hơn 9.000 con gấu đen và nâu đã bị mắc bẫy và tiêu hủy trong thời gian đó.Một số công ty đang chuyển sang sử dụng công nghệ như một giải pháp thay thế. Như con robot “Sói quái vật” có thể gầm gừ, sủa và phát ra tiếng đe dọa. Có giá khoảng 2.500 USD, sản phẩm này được kích hoạt bằng cảm biến và chạy bằng năng lượng mặt trời.Phương pháp này đã đạt được một số thành công, nhưng ông Yamagishi giải thích rằng con người phải mất nhiều năm mới học được cách bẫy gấu và khẳng định chuyên môn của họ vẫn là không thể thiếu.Vừa tiếp sức mùa thi vừa tuyên truyền phòng chống đuối nước
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.
Lúa trời
Ngày 20.3, tại hội nghị quán triệt, triển khai các kết luận, nghị quyết, nghị định, kế hoạch của Trung ương và TP.Đà Nẵng về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trên địa bàn, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đã có những thông tin đáng chú ý về tiến độ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.Theo Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh, nhiều năm qua, các dự án, đất đai tại thành phố vướng không ít khó khăn do liên quan đến các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Giai đoạn 2012 - 2020, TP.Đà Nẵng có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ và 3 bản án hình sự phúc thẩm. Thực hiện các kiến nghị của thanh tra, Đà Nẵng đã huy động nhiều nguồn lực và quyết liệt triển khai các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại gặp phải những vướng mắc, ảnh hưởng nhất định, bởi những vấn đề, nội dung kiến nghị rất phức tạp, tồn tại nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ; chưa có quy định pháp luật và cơ chế, chính sách để xử lý.Từ thực tiễn đó, từ năm 2022 đến nay, TP.Đà Nẵng đã tích cực vào cuộc, chủ động rà soát, tham mưu Chính phủ trình Trung ương giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc kéo dài. Ngày 30.11.2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 170 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại các tỉnh, thành, gồm: TP.HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Và sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn triển khai chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội. Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện, ông Lê Trung Chinh cho hay, thành phố đã thành lập 3 tổ công tác để điều hành, chỉ đạo và trực tiếp nghiên cứu, đề xuất để tháo gỡ các nội dung vướng mắc. Đến nay, các tổ công tác của thành phố đã hoạt động, quyết tâm, chủ động triển khai nhanh và hiệu quả Kết luận của Bộ chính trị và Nghị quyết của Quốc hội; bước đầu đạt được một số kết quả.Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng thông tin một số kết quả ban đầu đối với 4 nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Cụ thể, về công tác rà soát, sao lục hồ sơ liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) chủ trì, tiến hành rà soát, sao lục hồ sơ gốc. Đến nay, đã đạt khoảng 90% hồ sơ, dự kiến hoàn thành rà soát trong tháng 4.2025.Đối với nhóm nhiệm vụ về xác định lại giá đất để truy thu nghĩa vụ tài chính về ngân sách Nhà nước đối với các khoản thất thu, miễn giảm, UBND TP.Đà Nẵng đã thống nhất được 3/11 báo cáo phương án thu nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT sớm thực hiện công tác báo cáo kiểm toán nhà nước theo trình tự tháo gỡ.Trong công tác chỉ đạo đối với nhóm xử lý, thu hồi đối với những dự án, diện tích đất trên bán đảo Sơn Trà không đủ điều kiện, có vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, an ninh quốc phòng, ông Lê Trung Chinh cho hay, đã chỉ đạo Sở Xây dựng lấy ý kiến các đơn vị để tổng hợp trình UBND thành phố hủy bỏ các sơ đồ ranh giới đối với 5 dự án chưa thực hiện giao đất. Đối với 15 dự án còn lại, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT tổng hợp, cung cấp thông tin hồ sơ pháp lý đến các sở, ngành có liên quan để căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quản lý nhà nước của các đơn vị để thực hiện rà soát. Về bản án liên quan đến dự án Khu phức hợp thương mại và dịch vụ sân vận động Chi Lăng, hiện nay UBND TP.Đà Nẵng đã lấy ý kiến Bộ Xây dựng về việc thống nhất đối với hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện thành phố tiếp tục triển khai các bước tiếp theo.Đề cập đến 5 nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho hay đã ban hành 113 quyết định thu hồi số tiền 5%, 10% tiền sử dụng đất trong tổng số 254 trường hợp và đang xem xét 96 dự thảo quyết định thu hồi 5%, 10% tiền sử dụng đất.Sở NN-MT đang rà soát 39 đơn từ nhà đầu tư thứ cấp không đồng ý nộp tiền nghĩa vụ tài chính phát sinh theo kết luận thanh tra. Về việc xử lý các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng trong quá trình triển khai gia hạn tiến độ sử dụng đất (Kết luận số 34/KL-TTCP ngày 8.1.2019), UBND thành phố đã ban hành quyết định gia hạn đối với 113 khu đất. Trong đó, năm 2024 thực hiện gia hạn 12 khu đất; UBND các quận, huyện đang tiến hành kiểm tra 172 khu đất các cá nhân.Về nội dung xử lý ở dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa và dự án Khu biệt thự Suối Đá - lô L09, UBND thành phố đã giao Sở NN-MT rà soát quy hoạch đất, công trình quốc phòng, quy hoạch điều chỉnh 3 loại rừng, đa dạng sinh học, quy hoạch du lịch, môi trường; rà soát toàn bộ thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, báo cáo đề xuất trong tháng 3.2025.Về thực hiện các thủ tục quy trình thu hồi dự án 181 ha, ông Chinh cho hay, tháng 2.2025, UBND TP.Đà Nẵng đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, hướng dẫn UBND thành phố xử lý. Về thực hiện bản án số 346/HSPT ngày 13.6.2019, liên quan đến khu đất có diện tích 3.264 m2 tại đường Ngô Quyền (thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, đã chỉ đạo ngành chức năng cùng UBND Q.Sơn Trà khẩn trương thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu từ đất "Trường mầm non" sang "Thương mại dịch vụ" trong tháng 3.2025.
Trận thua trước Nha Trang Dolphins khiến Hanoi Buffaloes mất ngôi đầu bảng xếp hạng về tay Saigon Heat khi có tỷ lệ thắng 72% so với 76% của đối thủ. Ngôi nhất, nhì bảng xếp hạng sẽ định đoạt sau trận đấu giữa CLB Saigon Heat với CLB Ho Chi Minh City Wings lúc 19 giờ 30 hôm nay. Trong khi đó, CLB Nha Trang Dolphins xếp hạng ba với 12 trận thắng, 6 trận thua. Đội bóng phố biển Nha Trang còn để lại dấu ấn rất đáng nhớ khi toàn thắng 6 trận trên sân nhà.
Cả nhà bị bỏng, con gái sơ sinh tử vong, bố mẹ nhập viện
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.